Từ lâu, cửa gỗ công nghiệp đã trở thành lựa chọn thay thế cho cửa gỗ tự nhiên bởi giá thành tương đối rẻ, chất lượng ổn định và mẫu mã đa dạng hợp xu thế. Dưới đây tổng hợp đặc tính nổi bật cùng những mẫu cửa gỗ được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn hãy cùng tham khảo nhé.
1. Cửa gỗ công nghiệp là gì
Hiểu theo cách đơn giản, cửa công nghiệp là loại cửa được sản xuất từ các nguyên liệu chính như: gỗ dăm, gỗ vụn, cành cây, dăm bào,… Các nguyên liệu trên được nghiền nhỏ và trộn với keo, chất phụ gia, ép dưới nhiệt độ và áp suất cao thành tấm. Mặt ngoài tấm gỗ công sau đó được phủ bề mặt bằng các vật liệu như veneer, laminate, melamine,… để tạo vân gỗ hoặc màu sắc mong muốn.
Cấu tạo: Cửa gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm 3 phần chính như sau:
- Khung cửa: Được làm từ gỗ tự nhiên ghép với nhau bằng các mối ghép mộng, keo và đinh vít có vai trò chịu lực chính cho toàn bộ cánh cửa, đảm bảo độ chắc chắn.
- Cánh cửa: Phần cánh cửa được ghép từ 2 lớp ván gỗ công nghiệp, bên trong là phần khung xương được làm bằng gỗ tự nhiên để tăng khả năng chịu lực. Phần rỗng có thể được nhồi giấy honey comb hoặc bông thủy tinh để tăng tính cách âm và chịu nhiệt.
- Phụ kiện: Phụ kiện đi kèm bao gồm nẹp cửa được lắp đặt ở góc tường hoặc góc cạnh cửa, chỉ dán cạnh gỗ để nẹp cố định khuôn cửa. Ngoài ra còn các bộ phận khác như bản lề, khóa, tay nắm, chốt cửa,…
2. Phân loại các loại gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp được cấu tạo gồm 2 phần là phần lõi bên trong và lớp phủ bề mặt. Hai phần này khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành loại gỗ với những đặc tính khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại gỗ công nghiệp phổ biến.
2.1 Phân loại theo vật liệu lõi
Theo vật liệu lõi ta có thể chia thành:
- Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard): Là loại gỗ công nghiệp có cốt gỗ chủ yếu được làm từ gỗ rừng ngắn ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su… ép lại tạo thành ván gỗ
- Gỗ HDF (High Density Fiberboard): Được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Do đó mật độ sợi gỗ cao hơn, nên cứng và nặng hơn, khả năng chịu lực, chịu nước tốt hơn MDF.
- Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard): Là ván sợi mật độ trung bình, chất lượng cao hơn gỗ MCF, được tạo ra từ liên kết các sợi gỗ cùng với các chất phụ gia (chất kết dính, chất bảo vệ gỗ, keo trộn,…) ép lại.
- Gỗ Plywood (Ván ép): Được tạo thành từ nhiều lớp gỗ mỏng xếp chồng lên nhau theo thớ vân gỗvà được dán lại bằng keo chuyên dụng dưới áp suất và nhiệt độ cao.
2.2 Phân loại theo lớp phủ bề mặt:
Theo lớp phủ bề mặt, có thể được chia thành các loại như:
- Melamine: Được làm từ giấy phim in màu hoặc vân gỗ có tác dụng chống mài mòn, chống chầy xước, chống thấm nước…
- Laminate: Lớp phủ Laminate có độ bền cao hơn Melamine, có thể chịu lửa ở mức độ nhất định.
- Veneer: Lớp phủ Veneer là lớp gỗ tự nhiên mỏng, mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho sản phẩm
- Phun sơn: Tính thẩm mỹ, khả năng tùy biến cao, có thể phủ lên những chi tiết nhỏ, tạo nên những đường nét tinh xảo mà Melamine và Laminate khó đạt được.
3. Đặc tính của cửa gỗ công nghiệp
Dưới đây là một số đặc tính của gỗ công nghiệp bao gồm cả ưu và nhược điểm:
3.1 Ưu điểm
Với mỗi loại gỗ và bề mặt khác nhau, khi kết hợp lại với nhau sẽ cho ra từng loại gỗ với đặc tính khách nhau. Nhưng về cơ bản, gỗ công nghiệp có những đặc điểm sau:
- Giá thành tương đối rẻ: So với cửa gỗ tự nhiên…cửa gỗ công nghiệp được đánh giá là có giá thành rẻ hơn từ 10 đến 50%.
- Mẫu mã đa dạng: Cửa gỗ công nghiệp có khả năng gia công dễ dàng hơn so với gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp có thể sử dụng công nghệ CNC có thể tạo ra nhiều kiểu dáng, hoa văn, đường nét tinh xảo và phức tạp. Bên cạnh đó, màu sắc cũng vô cùng đa dạng lên đến vài chục màu từ vân gỗ cho đến màu trơn, đem đến sự lựa chọn phong phú cho khách hàng.
- Dễ dàng vệ sinh: Bề mặt cửa gỗ công nghiệp được phủ lớp sơn, lớp melamin, hay laminate… Đặc tính của lớp này là nhẵn mịn, chống bám bẩn nên rất dễ dàng vệ sinh.
- Trọng lượng nhẹ: Cửa gỗ công nghiệp có trọng lượng nhẹ hơn so với cửa gỗ tự nhiên, giúp giảm tải cho công trình và dễ dàng di chuyển, lắp đặt.
- Thân thiện với môi trường: Cửa gỗ công nghiệp được sản xuất từ gỗ tái chế, góp phần bảo vệ môi trường.
3.2 Nhược điểm
Tuy nhiên gỗ công nghiệp cũng có một vài điểm hạn chế như:
- So với cửa gỗ tự nhiên, cửa gỗ công nghiệp có độ bền thấp hơn. Tuổi thọ của cửa gỗ công nghiệp thường dao động từ 5 đến 15 năm, tùy thuộc vào loại vật liệu bề mặt, chất lượng sản xuất và điều kiện sử dụng.
- Một số loại cửa gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước tốt. Tuy nhiên một số loại khác, đặc biệt là loại cửa gỗ MDF, HDF, có thể bị bong tróc, hư hỏng khi tiếp xúc trực tiếp với nước trong thời gian dài. Cửa công nghiệp thường không sử dụng được cho các vị trí như nhà vệ sinh, nhà tắm, ngoài trời,…
- Cửa công nghiệp có khả năng chịu lực thấp hơn so với cửa gỗ tự nhiên. Do đó, không nên sử dụng cửa gỗ công nghiệp cho những vị trí có mật độ di chuyển cao hoặc chịu lực tác động mạnh. Không sử dụng để lắp cửa chính.
- Cửa công nghiệp có mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên vẻ đẹp của cửa gỗ công nghiệp không thể so sánh được với vẻ đẹp tự nhiên của cửa gỗ tự nhiên.
3.3 So sánh cửa gỗ công nghiệp và các loại cửa gỗ khác
Dưới đây là bảng so sánh cửa gỗ công nghiệp so với các loại cửa khác:
Tiêu chí | Giá thành (mét vuông) | Thời gian sử dụng | Độ bền |
Cửa gỗ công nghiệp | 1.750.000 – 3.900.000 | 5 – 10 năm | Khả năng chống trầy xước, chống nước tương đối, không bị cong vênh |
Cửa gỗ tự nhiên | 3.500.000 – 10.000.000 | 10 – 20 năm | Chống nước, trầy xước hạn chế, dễ bị cong vênh, mối mọt |
Cửa sắt | 1.200.000 – 3.000.000 | 20 – 30 năm | Dễ bị gỉ sét |
Cửa nhựa | 2.500.000 – 5.500.000 | 10 – 20 năm | Chống nước, chống mối mọt tốt, khả năng chịu lực hạn chế |
Cửa thép | 1.000.000 – 3.000.000 | 15 – 25 năm | Độ bền cao tuy nhiên khá nặng và không có khả năng cách nhiệt, cách điện. |
Lưu ý: bảng giá trên phụ thuộc vào từng loại vật liệu và bề mặt cụ thể mà sẽ có sự chệnh lệch đáng kể.
Xem thêm các mẫu cửa gỗ công nghiệp mới nhất!
3. Các mẫu cửa gỗ công nghiệp mới nhất 2024
Dưới đây là tổng hợp các mẫu cửa gỗ công nghiệp mới nhất, được ưa chuộng nhất hiện nay:
3.1 Cửa cánh trơn
Cửa cách trơn là loại có thiết kế đơn giản nhất. Bề mặt phẳng mịn, không có hoa văn, hoạt tiết, dễ dàng vệ sinh. Loại cửa này có thể lắp đặt cho nhiều không gian từ cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh, văn phòng,…
3.2 Cửa chạy chỉ chìm
Bề mặt cửa có các đường kẻ chỉ chìm tạo điểm nhấn trang trí. Thiết kế thanh lịch, sang trọng, phù hợp với những không gian nội thất hiện đại. Tuy nhiên, giá thành cao hơn so với cửa cánh trơn.
3.3 Cửa phào nổi
Cửa gỗ công nghiệp phào nổi hay cửa nhựa gỗ phào chỉ nổi chính là loại cửa có thiết kế các đường phào nổi lên hẳn so với bề mặt. Các ô huỳnh trên mặt cửa gúp mặt cửa trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn. Cửa phào nổi phù hợp với thiết kế không gian theo hướng cổ điển hoặc tân cổ điển.
3.4 Cửa khắc CNC
Ưu điểm của công nghệ CNC là có thể khắc được các hoa văn, họa tiết tinh xảo, cầu kì đáp ứng mọi nhu cầu thẩm mỹ. Do đó đó mà cửa gỗ công nghiệp khắc CNC có thể sử dụng làm cửa chính, cửa phòng khách, cửa phòng ngủ cao cấp,…
Xem thêm mẫu cửa MDF Venner!
3.5 Cửa kính
Thiết kế kết hợp giữa gỗ công nghiệp và kính là thiết kế rất được ưa chuộng trong không gian nội thất hiện đại như chung cư, biệt thự, văn phòng hạng sang,… Thiết kế này vừa đem đến sự sang trọng đồng thời giúp tạo sự thông thoáng giúp lấy ánh sáng tự nhiên cho không gian.
3.6 Cửa dạng pano
Cửa công nghiệp dạng pano là loại cửa có thiết kế đặc biệt. Trong đó phần cánh cửa được chia thành các ô nhỏ (gọi là pano) bằng các thanh gỗ ngang và dọc (gọi là đố hoặc huỳnh). Thiết kế này thường thấy ở các căn hộ, nhà đất thiết kế theo lối truyền thống Việt Nam. Điều này nhằm tạo vẻ đẹp cổ điển, sang trọng và ấm cúng cho không gian.
4. Một số lưu ý khi sử dụng cửa gỗ công nghiệp
Để có thể lựa chọn được mẫu ưng ý nhất phụ thuộc vào nhu cầu, cách sử dụng, ngân sách cũng như thiết kế không gian. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn sản phẩm:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước: Gỗ công nghiệp, đặc biệt là loại lõi MDF, có khả năng chịu nước kém. Vì vậy, cần tránh để cửa tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, nước bắn từ vòi sen, bồn rửa,… Đối với cửa nhà vệ sinh, nên chọn loại cửa chịu nước hoặc có lớp phủ chống thấm.
- Tránh va đập mạnh: Mặc dù cửa gỗ công nghiệp có độ bền nhất định, nhưng vẫn dễ bị trầy xước, móp méo khi va đập mạnh. Do đó nên hạn chế đóng cửa quá mạnh, tránh để vật nặng va vào cửa.
- Vệ sinh thường xuyên: Lau chùi cửa thường xuyên bằng khăn mềm, ẩm để loại bỏ bụi bẩn, vết bẩn. Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, có tính ăn mòn, vì có thể làm hỏng lớp phủ bề mặt của cửa.
- Bảo dưỡng định kỳ: Kiểm tra và tra dầu bản lề, khóa cửa định kỳ để đảm bảo hoạt động trơn tru. Đối với cửa phủ veneer, nên đánh bóng lại bề mặt sau một thời gian sử dụng để duy trì vẻ đẹp tự nhiên của gỗ.
Bằng các lưu ý trên, bạn có thể kéo dài tuổi thọ và giữ cho cửa luôn đẹp như mới.
Mua cửa gỗ công nghiệp uy tín – chất lượng liên hệ ngay Kingdoor
Kingdooor là đơn vị uy tín hàng đầu, chuyên cung cấp và lắp đặt cửa gỗ công nghiệp. Ván gỗ công nghiệp của chúng tôi được nhập khẩu từ An Cường. Đây là thương hiệu hàng đầu Việt Nam đảm bảo đem đến cho bạn sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Các sản phẩm của Kingdoor còn được thiết kế với đa dạng mẫu mã, tùy chỉnh theo yêu cầu. Giá cả cạnh tranh cùng chính sách bảo hành lâu dài đem đến sự an tâm cho khách hàng.
Bạn có thể liên hệ với Kingdoor qua các thông tin sau:
Hệ thống cửa hàng:
Showroom 1: 205.Đỗ Xuân Hợp. Phường Phước Long B, Thành Phố Thủ Đức.
Showroom 2: 731.Lê Hồng Phong. P Phước Long Tp Nha Trang.
Showroom 3: 639. Quốc Lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Showroom 4: 602. Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Quận Bình Tân Hồ Chí Minh.
Thông tin liên hệ:
Website: https://cuagocacbon.com/
Hotline: 0916503735
Địa chỉ: 602 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP.HCM
Ngoài mẫu cửa gỗ công nghiệp, chúng tôi còn cung cấp nhiều loại cửa khác. Trong đó phải kể đến như cửa nhựa cao cấp Đài Loan, cửa Nhựa Abs Hàn Quốc, cửa gỗ chống cháy, cửa thép chống cháy, cửa thép vân gỗ,…Tất cả đều được sản xuất với đa dạng mẫu mã, kích thước tùy chỉnh, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.
BÁO GIÁ
BÁO GIÁ
BÁO GIÁ
BÁO GIÁ
BÁO GIÁ
BÁO GIÁ
BÁO GIÁ